Lời mở đầu: chỉ nên đọc nếu bạn là dân IT
Nếu bạn đã quyết tâm học IT và kiếm sống bằng IT thì có 1 số kĩ xảo mà
bạn ko bao giờ được phép từ chối, nếu như bạn muốn có được cơ hội tìm
kiếm việc làm trong tương lai, đó là bạn phải thông thạo 2 ngôn ngữ lập
trình căn bản nhất: java và C++. Riêng topic này thì doremon chỉ viết về
Java. Thậm chí hiện nay mặc dù ngành IT đã ko còn "hot" như xưa, nhưng
lí do của hiện tượng này là IT đã đòi hỏi những kĩ năng cao hơn. Theo
các bài báo mà doremon đã được đọc thì IT vẫn là ngành có thu nhập cao
nhất và đang thiếu lượng lao động trầm trọng nhất. Thế nhưng trong thực
tế thì vẫn có rất nhiều sinh viên IT đang thất nghiệp. Lí do là họ ko đủ
khả năng để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Thế các nhà tuyển
dụng cần gì?

Theo lời tâm sự của 1 giáo sư người Mỹ về tình hình việc làm trong lĩnh
vực IT, đó là có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng họ chẳng thể tìm
được việc làm, trong khi các xí nghiệp, các tổ chức lại ko tuyển được
người họ cần, đây là 1 câu đố rất đau đầu. 1 ông chủ ở Thượng hải, cũng
như các người đứng đầu ngành IT ở Ấn độ đã nói : "chỉ cần người tuyển
dụng có thể thông thạo được 2 ngôn ngữ Java và C ++ thì họ sẽ được nhận
và được đào tạo thêm các kĩ năng khác cao hơn"

Thông thạo ở đây không có nghĩa là bạn đi copy và sửa code, hay chỉ code
được những bài toán cơ bản mà bất cứ ai được đi học cũng có thể dễ dàng
làm. Trái lại thông thạo ở đây được dùng cho những người có am hiểu rất
lớn trong 2 ngôn ngữ trên. Điều này trường học ko đủ khả năng giáo dục
cho bạn, thậm chí những người đang đứng lớp để dạy bạn, cũng có thể chỉ
là copy và sửa code. Cho nên để đạt đến trình độ trên bạn chỉ có 1 con
đường duy nhất là tự học và mày mò, bởi vậy doremon mới giới thiệu những
cuốn sách này cho các bạn

Sách thì nhiều, nhưng ko cuốn nào như cuốn nào, mỗi cuốn có cái hay cũng
như cái dở, cho nên người học phải tự biết học cuốn nào trước, cuốn nào
sau, cuốn nào cần học, cuốn nào ko. Doremon post 2 loại sách: tiếng
việt-dành cho những ai chưa biết tiếng anh. Tiếng anh-để đưa các bạn vào
thế giới java thực sự, vì ko một cuốn sách tiếng việt nào có khả năng
làm điều đó

Nếu bạn ko có đủ khả năng đọc sách bằng tiếng anh, thì xin nói thật-bạn
nên từ bỏ IT để đi ngành khác, vì ko một ngành nghề nào lại cần tiếng
anh như ngành này. Sau khi học xong, bạn sẽ làm ở đâu, có mấy công ty ở
việt nam làm về IT? Nếu bạn chỉ có mục tiêu là xin việc trong nước, thì
người ta ví như thế này: hàng ngàn con kiến xâu xé 1 miếng bánh nhỏ, bạn
có đủ tự tin chiến thắng trong cuộc giành giật đầy nghẹt thở này? Cho
nên đừng hỏi tại sao khi tôi học xong IT mà việc làm lại khó kiếm và
đồng lương chẳng bao nhieu. Trái lại nếu bạn thông thạo tiếng anh, thì
lúc này: 1 miếng bánh khổng lồ đang chờ đợi hàng ngàn con kiến

Cho nên tiếng anh vẫn là kỉ xảo quan trọng nhất và nó sẽ quyết định bạn
có thành công hay ko trên con đường IT. Cũng cùng 1 trình độ, nhưng nếu
bạn biết tiếng anh thì đồng lương của bạn sẽ cao hơn người khác rất rất
nhiều lần, vì lúc này đồng lương của bạn sẽ tính bằng USD. Cơ hội việc
làm của bạn sẽ được mở rộng, tri thức của bạn sẽ liên tục được cập nhật
và nâng cao bằng tiếng anh

Do vậy lời kết: hãy đầu tư đúng chỗ, đó là nên học tiếng anh+java+c++
trước tiên, bao nhiêu đây đã đủ sống dư dả, sao đó muốn học thêm
network, security, python thì tùy

Trích nguyên văn bài báo: Đối thoại về cơ hội

Trong khi tin tức hàng ngày đầy các vấn đề kinh tế toàn cầu và câu
chuyện thất nghiệp, có một khu vực có nhiều cơ hội hơn, nhiều việc làm
nhưng ít người xin làm: Khu vực công nghệ. Tháng trước, một người bạn ở
San Jose bảo tôi: “Tôi đã quảng cáo việc làm phần mềm mở ra cho hơn năm
tuần mà không ai xin làm.” Tôi bảo anh ấy: “Tôi không ngạc nhiên, vì anh
phải cạnh tranh với Facebook và Google.” Thế rồi người bạn khác từ
Thượng Hải phàn nàn rằng anh ấy có trên năm mươi việc làm phần mềm mở ra
những chỉ hai người xin làm. Vì Thượng Hải là thành phố phát triển
nhanh với hàng nghìn công ti công nghệ, tôi không ngạc nhiên. Thế rồi
tới cuộc thảo luận với một người bạn ở Hyderabad và anh ấy đang trải qua
khó khăn trong việc thuê công nhân phần mềm.

Tuần trước, tôi tới gặp Ryan Kelly, nhà nghiên cứu cấp cao tại Sở Lao
động và Thống kê Mĩ để hỏi về thị trường việc làm toàn cầu. Ông ấy giải
thích: “Rất khó thuê công nhân công nghệ ngày nay bởi vì có ít người
trong số họ. Đây không phải là vấn đề ở Mĩ mà ở mọi nơi. Lí do là thay
đổi công nghệ nhanh chóng, các công ti phải cập nhật hệ thống của họ để
theo kịp và họ cần công nhân những người biết về công nghệ mới. Trong
mười năm qua, đa số sinh viên đại học đều muốn học về tài chính, kinh
doanh, và buôn bán thị trường chứng khoán mãi cho tới cuộc suy thoái năm
2008. Đó là lí do tại sao ngày nay chúng ta có nhiều sinh viên thất
nghiệp trong khu vực kinh doanh nhưng không có đủ trong khu vực công
nghệ. Đó là lí do tại sao nhiều thanh niên giận dữ và đòi hỏi nhiều việc
làm hơn đã chiếm phố Wall. Phần lớn các đại học đã không biết cách dự
báo xu hướng này. Các giáo sư chỉ dạy điều họ biết và cách nhìn của họ
bị giới hạn vào khu vực kĩ thuật, không vào thị trường toàn cầu. Những
người có việc làm đều bận rộn với công việc của họ, họ hiếm khi dành
thời gian để học điều mới. Đó là lí do tại sao nhu cầu về công nghệ mới
là cao nhưng cung cấp là thấp và thiếu hụt lan rộng mọi nơi. Vài năm
trước đây, sinh viên Mĩ không muốn học công nghệ vì họ nghĩ hầu hết
những việc làm này sẽ được khoán ngoài sang Ấn Độ và Trung Quốc. Họ
nhầm. Với công nghệ mới, có nhiều việc làm hơn bao giờ. Ngay cả ngày
nay, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không có đủ công nhân có kĩ năng.”

Tôi hỏi: “Vậy cái gì sẽ xảy ra tiếp? Giải pháp là gì cho vấn đề thiếu hụt này?"

Ông ấy giải thích: “Chính phủ Mĩ đang khuyến khích nhưng người có bằng
cử nhân ở các khu vực khác học thêm các lớp về công nghệ để cho họ có
thể làm việc trong khu vực này. Nhiều công ti sẵn lòng thuê người với kĩ
năng công nghệ cho dù họ không có bằng cấp trong lĩnh vực này. Chính
phủ cũng làm việc về chính sách di trú để cho phép nhiều công nhân công
nghệ tới và làm việc ở Mĩ. Họ cũng đang làm việc về qui chế đặc biệt cho
sinh viên nước ngoài những người được giáo dục ở Mĩ và có bằng cấp công
nghệ được ở lại và làm việc ở đây. Ngay cả với khoán ngoài nhiều hơn,
nhu cầu vẫn cao nên vấn đề này sẽ không được giải quyết trong nhiều năm
tới.”

Tôi hỏi: “Kĩ năng nào mà hầu hết các công ti đều tìm kiếm?”

Ryan nói: “Họ cần mọi công nhân công nghệ mà họ có thể kiếm được. Từ
người lập trình mức vào nghề tới các mức chuyên sâu hơn như người quản
lí dự án và ngay cả giám đốc thông tin (CIO). Công nghiệp coi Java và
C++ là các ngôn ngữ lập trình chính cho việc làm người lập trình mức vào
nghề. Tri thức trong lập trình C có nhu cầu cao trong khu vực phần mềm
nhúng. Nếu người xin việc có ngôn ngữ phụ thêm như Ruby, Python, và Ajax
thì dứt khoát là tốt hơn nhiều. Phần lớn các công ti đều cần người hiểu
vòng đời phát triển, biết cách thiết kế và quản lí rủi ro. Họ cần người
có thể phân tích nhu cầu doanh nghiệp, hiểu yêu cầu khách hàng và viết
đặc tả yêu cầu phần mềm. Họ cần người có thể quản lí dịch vụ CNTT, tính
toán mây, phần mềm như dịch vụ. Họ cần người có thể tích hợp cấu phần hệ
thống. Về căn bản, họ cần mọi công nhân tri thức. Sự kiện là các nước
khác cũng có nhu cầu tương tự cho nên cạnh tranh là gay gắt. Tôi biết
như một sự kiện là Anh, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Ấn Độ và Trung Quốc tất cả đều có thiếu hụt. Tôi ước lượng rằng thế giới
cần vài triệu công nhân tri thức ngày nay.”

Tôi hỏi: “Ông có cho rằng sẽ có dư thừa trong tương lai gần không. Liệu
có khả năng là vài năm nữa kể từ giờ chúng ta có thể không cần nhiều
người kĩ thuật thế không?”

Ryan lắc đầu: “Tôi đã là chuyên viên nghiên cứu thị trường trong ba mươi
năm qua. Việc của tôi là dự báo xu hướng thị trường và việc thuê người
cho chính phủ. Tôi chưa bao giờ thấy cái gì giống như thế này. Toàn cầu
hoá đã thay đổi mọi thứ. Nhu cầu cạnh tranh trong thị trường mới này đã
mở ra nhiều cơ hội mà chưa bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử. Điều
ông thấy hôm nay chỉ là một mảnh nhỏ của nhiều điều lớn hơn sẽ tới trong
tương lai gần. Ngày nay, mọi người thừa nhận rằng công nghệ dẫn lái
toàn thể kinh tế toàn cầu. Mọi thứ mọi người làm trong tương lai sẽ tuỳ
thuộc vào công nghệ thông tin. Tôi không thấy sự chậm lại trong việc
thuê công nghệ hay phát kiến công nghệ. Nếu ông nhìn lại năm năm trước
đây, không ai tin được rằng điện thoại thông minh như iPhone có thể làm
thay đổi toàn thể công nghiệp viễn thông. Không ai có thể dự báo được
máy tính bảng như iPads có thể thay đổi thị trường PC. Ngày nay thị
trường ứng dụng di động đáng giá vài tỉ đô la và tạo ra hàng trăm nghìn
việc làm cho người phát triển app di động. Với tiến bộ của công nghệ,
nhiều điều nữa sẽ sớm xảy ra. Chúng sẽ thay đổi nhiều thứ mà mọi người
thậm chí không mơ tới. Tôi không thấy nhu cầu về công nhân công nghệ
thay đổi chút nào. Ít nhất là trong năm mươi năm tới.”

Tôi hỏi: “Sao ông nghĩ theo cách đó? Ông có gợi ý gì cho sinh viên đại học không?

Ông ấy cười: “Công nghệ có thể đem tới hiệu lực và hiệu quả cho cách
công ti vận hành. Điều đó nghĩa là công nghệ có thể làm tăng lợi nhuận
của công ti ít nhất là mười tới hai mươi lần. Đó là lí do tại sao mọi
công ti, dù lớn hay nhỏ, đang nhanh chóng chuyển sang áp dụng công nghệ
vào doanh nghiệp của họ. Chính phủ đang theo xu hướng đó nữa, ông có thể
thấy rằng với chính phủ điện tử, mọi sự đang thay đổi nhanh chóng ở một
số nước. Doanh nghiệp cũng thay đổi nữa, vài năm trước không mấy người
làm kinh doanh qua internet. Ngày nay một phần ba doanh nghiệp trên thế
giới được tiến hành qua internet, kinh doanh điện tử đang làm rất tốt.
Nếu ông nhìn vào tất cả những người giầu nhất trên trái đất, 75% số họ
tới từ khu vực công nghệ. Không lâu trước đây, nhiều tỉ phú và triệu phú
là từ Mĩ và châu Âu, vài vài người từ các nước sản xuất dầu hoả ở Trung
Đông. Ngày nay, Ấn Độ và Trung Quốc có hàng nghìn tỉ phú và triệu phú
và phần lớn họ bắt đầu trong khu vực công nghệ. Khi công nghệ tiếp tục
chi phối mọi thứ, cơ hội việc làm là vô tận.”

“Gợi ý của tôi cho sinh viên đại học là không thành vấn đề các bạn học
cái gì, các bạn phải biết tới công nghệ thông tin. Các bạn có thể học
bất kì cái gì nhưng không có tri thức về công nghệ các bạn sẽ không làm
tốt được. Trong tương lai gần, mọi thứ mọi người làm sẽ phụ thuộc vào
công nghệ cho nên cách tốt nhất là học công nghệ. Điều đó là đơn giản và
logic. Nếu mọi văn phòng, mọi xưởng chế tạo, mọi cơ xưởng, mọi chính
phủ, mọi doanh nghiệp đều dùng công nghệ thông tin thì bạn nghì họ sẽ
cần gì? Bạn có thể nhìn quanh để xem bao nhiêu người có điện thoại di
động, laptops, truy nhập internet và các thiết bị không dây v.v.. Tất cả
những cái này là chỉ dẫn rằng công nghệ dẫn lái mọi thứ. Nếu bạn không
học công nghệ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn.”

“Ngày nay, mọi người bắt đầu nhận ra ưu thế của công nghệ nhưng không
phải mọi người sẽ thay đổi. Nhiều người ngần ngại, nhiều người sợ, nhiều
người không muốn thay đổi, và nhiều người muốn chờ đợi. Đó là lí do tại
sao hầu hết họ sẽ bỏ lỡ cơ hội này. Với toàn cầu hoá, sinh viên sẽ phải
cạnh tranh với sinh viên từ các nước khác vì việc làm. Ngày nay công
nhân sẽ phải cạnh tranh với công nhân trên khắp thế giới. Ngày nay quốc
gia sẽ phải cạnh tranh với các quốc gia khác vì một mảnh của thị trường
toàn cầu. Nước lớn không có ưu thế hơn với nước nhỏ. Nước giầu không có
ưu thế hơn với nước nghèo. Nước đã phát triển không có ưu thế hơn nước
đang phát triển. Đó là hiện tượng mà ít người hiểu bởi vì qui tắc đã
thay đổi. Thị trường toàn cầu dựa trên qui tắc mới, qui tắc của tốc độ
nơi kẻ nhanh sẽ đánh bại kẻ chậm. Yếu tố then chốt là ai chi phối trước
và bắt lấy mảnh lớn của thị trường sẽ thắng. Đây không phải là lúc để
chờ đợi hay tự thoả mãn vì mọi thứ xảy ra rất nhanh. Nếu bạn bỏ lỡ cơ
hội, nó trôi qua và không bao giờ quay lại. Không có cơ hội thứ hai.
Điều chỉnh theo thay đổi công nghệ phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của
người lãnh đạo để đặt chiều hướng. Nó tuỳ thuộc vào viễn kiến, kĩ năng,
và ích lợi mà công nghệ sẽ đem lại cho đất nước hay công ti. Từ cảnh
quan của sinh viên đại học, kĩ năng công nghệ là bản chất để sống còn
trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Bên cạnh đó, nếu sinh viên cũng
có kĩ năng ngoại ngữ, cơ hội còn rộng hơn nhiều vì họ có thể đi làm
việc ở nhiều nơi. Với internet, mọi thứ được nối cho nên việc làm sẽ đi
tới nơi công nhân có kĩ năng sống, nhiều người có thể làm việc từ nhà
như công nhân ảo. Với vi khoán hay khoán đám đông, công nhân tri thức
không phải làm việc cho một công ti mà làm cho bất kì ai cần kĩ năng của
họ trong thế giới ảo. Có nhiều thay đổi xảy tới trong tương lai gần vì
công nghệ thay đổi nhanh và nhiều điều mọi người thậm chí có thể không
hình dung được sẽ xảy ra sớm. Câu hỏi của tôi là: Bạn có những kĩ năng
mà thị trường toàn cầu cần không? Bạn có biết thị trường cần gì không?
Bạn có muốn học công nghệ bây giờ hay đợi cho tới khi đa số mọi người
làm điều đó rồi bạn theo họ? Bạn có muốn là người đầu tiên hay người
cuối cùng? Bạn muốn lãnh đạo hay theo sau? Bạn muốn công ti tới bạn và
cung cấp việc làm cho bạn hay bạn muốn đứng trong hàng và xin việc làm,
biết rằng họ có thể không muốn bạn? Đây là những câu hỏi nghiêm chỉnh mà
sinh viên đại học phải tự hỏi họ.”

Tôi tranh cãi: “Tôi đồng ý với ông nhưng không phải mọi người có thể học công nghệ được, một số người có thể thấy nó khó.”

Ông ấy mỉm cười và giải thích: “Năm mươi năm trước, có ít hơn năm nghìn
người trên toàn thế giới biết cách lập trình cho máy tính. Trong chiến
tranh thế giới 2, Mĩ chỉ có ba nghìn nhà khoa học máy tính. Ngày nay có
vài trăm triệu người trên thế giới biết cách lập trình. Khác biệt là gì
giữa thời đó và bây giờ? Không cái gì cả, lập trình vẫn thế, chỉ ngôn
ngữ thay đổi. Nhìn lại thời đó, máy tính là mới, không ai biết về nó cho
nên chỉ vài nhà khoa học biết tới máy tính. Ngày nay máy tính ở mọi nơi
và phổ biến thế ngay cả trẻ em cũng có thể lập trình cho điện thoại di
động của chúng và tải nhạc xuống. Nếu bạn muốn là người đầu tiên, nếu
bạn muốn học cái gì đó mới, nếu bạn có tri thức mà chỉ vài người có thì
bạn có thể kiếm được việc làm trả lương cao. Bây giờ điều đó có thể là
khó vì công nghệ vẫn còn mới nhưng nó sẽ thay đổi sớm. Tuy nhiên, bạn
không nên chờ đợi. Đây là nơi bạn nắm lấy cơ hội này. Trong thời đại
thay đổi nhanh chóng này, biết cơ hội và nắm lấy nó là mọi điều. Nếu bạn
không nắm nó, ai đó sẽ nắm nó. Ta hãy nhìn vào Apple và tại sao công ti
này phát triển nhanh thế và lớn thế? Apple bao giờ cũng có sản phẩm mà
không ai có, nó có cái gì đó mọi người đều muốn bởi vì nó bao giờ cũng
là thứ nhất. Tất nhiên, có nhiều người theo sau, những người sao chép
sản phẩm của Apple nhưng họ không bao giờ theo kịp Apple. Đây là ưu thế
thị trường của việc là người đầu tiên. Sớm hay muộn, công nghệ sẽ xuyên
thấu vào mọi thứ và đến lúc đó, nó thông thường thế và không ai sẽ nhắc
tới về nó và thế thì quá trễ để đi vào lĩnh vực này. Gợi ý của tôi cho
sinh viên đại học là biết điều gì được cần bây giờ, điều gì sẽ được cần
trong tương lai gần và học về nó để nắm lấy cơ hội. Bạn chỉ đầu tư bốn
năm làm việc chăm chỉ nhưng phần thưởng là vô cùng. Đừng bằng lòng với
hiện trạng. Đừng bằng lòng với thị trường việc làm hiện thời chừng nào
bạn có tiềm năng làm hơn. Hình dung bản thân bạn năm năm tới mười năm
nữa kể từ giờ và tự hỏi bản thân bạn: Bạn muốn làm gì? Bạn có thể làm gì
và cái gì sẽ xảy ra nếu bạn không nắm lấy cơ hội này?

Ông ấy giải thích thêm: “Tuần trước, tôi thấy một người biểu tình ở phố
Wall với dấu hiệu: “Giáo dục đại học nhưng không việc làm.” Tôi hỏi
người đó: “Anh nghĩ bằng việc vào đại học, anh được đảm bảo việc làm
sao? Anh đã đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc, công sức vào giáo dục của
anh nhưng có thể anh đã chọn khu vực không ai cần, cho nên anh được bằng
cấp nhưng không việc làm? Nếu anh mở báo chí và nhìn và mục việc làm,
anh sẽ thấy hàng nghìn việc mở ra nhưng không đủ người xin vào. Sao anh
không quay về trường và học cái gì đó mà công nghiệp cần. Dường như là
cơ hội trong khu vực mà anh đã học tập đã mất rồi nhưng ngày nay có cơ
hội ở khu vực khác. Anh không thể đứng đó và phàn nàn bởi vì anh đang
làm phí thời gian quí giá của anh. Anh chịu trách nhiệm cho tương lai
riêng của anh cho nên anh phải nhìn vào tương lai và hỏi cái gì sẽ là
tốt nhất cho anh và làm kế hoạch để thực hiện điều đó chứ.”


Chốt lại: việc làm trong IT vẫn còn rất rất nhiều, vấn đề còn lại là bạn có biết cách học để người khác tuyển vào hay ko

Tiếng việt

1. Core Java
http://www.mediafire.com/?db1yzq78hrzsx1w

2. Java cơ bản đến nâng cao
http://www.mediafire.com/?d61rktr9xr211jd

3. Lập trình hướng đối tượng Java
http://www.mediafire.com/?y9i9k39hpky6zhj

[5.Sách Java-cái link này nhiều sách lắm
http://www.mediafire.com/?x9441sg031whh#0,1

Tiếng anh

1. Beginning Java Programming For Dummies-Cuốn
này cực kì căn bản, văn phong dễ hiểu, dành cho những người mới bắt đầu
vào java, ai biết chút ít thì cũng nên xem qua để nâng cao tiếng anh và
để học được các cuốn khác
Tài liệu Java khổng lồ  0764588745
link http://www.mediafire.com/?mwwwmhbv5d3b93g

2. Thinking in Java 4th Edition ebook pdf-cuốn này rất là hay và nổi
tiếng
Tài liệu Java khổng lồ  Thinking-in-Java-4th-Edition-ebook-pdf-226x300
http://www.mediafire.com/?w3imjqfl67rdi42


3.Ivor Horton’s Beginning Java™ 2, JDK™ 5 Edition-cuốn này đầy đủ lắm-1500 trangTài liệu Java khổng lồ  Hehe
Tài liệu Java khổng lồ  CCU+KUL+01
http://www.mediafire.com/?r70d8hruyku02gg

4. Java How to Program, 7th Edition-thuộc dạng nên học-1700 trangTài liệu Java khổng lồ  1
Tài liệu Java khổng lồ  612eBFhciJL._SL500_AA240_
http://www.mediafire.com/?7nizvjdnchqonzn

5. Complete Java 2 Certification -ebook luyện chứng chỉ java của sun
Tài liệu Java khổng lồ  Anhso-235408_1
http://www.mediafire.com/?ohrrbtvee0jisml

6. Danh sách các ebook bằng tiếng anh java có trong đường link sau
Agile Java Development With Spring, Hibernate, And Eclipse (2006).chm
Algorithms In Java, 3rd Edition (2002) [Part 5].chm
Algorithms In Java, 3rd Edition (2002) [Parts 1-4].chm
Art Of Java Web Development (2004).pdf
Beginning Cryptography With Java (2005).chm
Beginning Programming With Java For Dummies, 2nd Edition (2005).pdf
Beyond Java (2005).chm
Core Java 2 - Volume I - Fundamentals, 7th Edition (2004).chm
Core Java 2 - Volume II - Advanced Features, 7th Edition (2004).chm
Covert Java - Techniques For Decompiling, Patching, And Reverse Engineering (2004).pdf
Developing Games In Java (2003).chm
Eclipse - A Java Developer's Guide (2004).chm
Effective Enterprise Java (2004).chm
Foundations Of Java For ABAP Programmers (2006).pdf
Introduction To Computing And Programming With Java - A Multimedia Approach (2006).chm
Introduction To Cryptography With Java Applets (2003).pdf
Ivor Horton's Beginning Java 2, JDK 5 Edition (2005).pdf
J2EE Design Patterns (2003).chm
JDBC Metadata, MySQL, And Oracle Recipes - A Problem-Solution Approach (2006).pdf
JasperReports For Java Developers (2006).pdf
Java & XML, 2nd Edition (2001).pdf
Java - A Beginner's Guide, 3rd Edition (2005).pdf
Java - How To Program, 4th Edition (2002).pdf
Java - How To Program, 6th Edition (2004).chm
Java 2 Enterprise Edition 1.4 Bible (2003).pdf
Java 6 Platform Revealed (2006).pdf
Java All-In-One Desk Reference For Dummies (2005).pdf
Java Concurrency In Practice (2006).chm
Java Cookbook, 2nd Edition (2004).chm
Java Database Programming Bible (2002).pdf
Java EE And .NET Interoperability - Integration Strategies, Patterns, And Best Practices (2006).chm
Java Enterprise In A Nutshell, 3rd Edition (2005).chm
Java Extreme Programming Cookbook (2003).pdf
Java For Artists - The Art, Philosophy, And Science Of Object-Oriented Programming (2006).chm
Java Generics And Collections (2006).chm
Java IO, 2nd Edition (2006).chm
Java In A Nutshell, 5th Edition (2005).chm
Java Language Specification, 3rd Edition (2005).chm
Java Network Programming, 2nd Edition (1999).pdf
Java Network Programming, 3rd Edition (2004).chm
Java Open Source Programming (2004).pdf
Java Persistence With Hibernate (2006).pdf
Java Puzzlers - Traps, Pitfalls, And Corner Cases (2005).chm
Java Servlet & JSP Cookbook (2004).chm
Java Web Services (2002).pdf
Java Web Services Architecture (2003).chm
Java, Java, Java - Object-Oriented Problem Solving, 3rd Edition (2005).chm
JavaServer Pages, 2nd Edition (2003).chm
Just Java 2, 6th Edition (2004).chm
Killer Game Programming In Java (2005).chm
Learning Java, 3rd Edition (2005).chm
Mac OS X For Java Geeks (2003).chm


link
Part1: http://www.mediafire.com/?1jngtmy2jnz
Part2: http://www.mediafire.com/?yj2ofdjz2mn
Part3: http://www.mediafire.com/?ntu1xazcwcd

Nếu là newbie thì nên học 3 cuốn này trước
Java - A Beginner's Guide, 3rd Edition (2005).pdf
Core Java 2 - Volume I - Fundamentals, 7th Edition (2004)
Core Java 2 - Volume II - Advanced Features, 7th Edition (2004)