Tại sao Tổ Sư chỉ truyền đạo cho Tôn Ngộ Không? Ton-ngo-khong-bo-de-su-to-675x400
Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Sư Tổ chỉ dạy phép thần thông (Ảnh: Internet)
[size=37]“Tây Du Ký” từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến của mọi người. Người ta không chỉ yêu thích các hình tượng nhân vật trong đó, tình tiết trong đó, mà cả tinh thần lạc quan hướng thiện thể hiện trong tác phẩm. Nhận thức của người Trung Quốc đối với tu luyện, Thần Phật, thế giới thiên quốc, yêu ma quỷ quái, rất nhiều đều có liên quan với “Tây Du Ký”. Về nội hàm và ý nghĩa chính của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau và phức tạp, khó có thể đưa ra được kết luận. Đại Kỷ Nguyên xin đưa ra một số lý giải xung quanh vấn đề này, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.[/size]

Tác phẩm “Tây Du Ký” kể về quá trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tam Tạng. Câu chuyện hấp dẫn người đọc với những tình tiết ly kỳ, yêu ma quỷ quái, nhưng ở một khía cạnh khác, cả tác phẩm thực chất chính là ẩn ý về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo.

[size=37]Ý nghĩa thực sự đằng sau cái tên của Tôn Ngộ Không[/size]

Thoạt đầu, khi Tổ Sư hỏi Hầu vương tên gì, Hầu vương nhanh miệng đáp rằng không có danh tính. Nghe vậy, Tổ Sư bèn nói: “Ta muốn theo hình dáng nhà ngươi, đặt họ Hồ [猢] nhưng vì chữ hồ bỏ khuyển [犭] chỉ còn chữ cổ [古], chữ nguyệt [月]. Cổ nguyệt có nghĩa là trăng già – không tốt. Thôi ta đặt cho ngươi họ Tôn [猻], chữ tôn bỏ khuyển [犭] bằng còn chữ tử [子], chữ hệ [系] là còn trẻ, còn lớn, còn khôn, tốt lắm!”

(Chú thích: Ở Trung Quốc thời đó có 2 giống khỉ lông ngắn, đuôi ngắn với tên gọi Hồ Tôn và Vương Tôn. Vì Thạch Hầu có hình dáng giống loại khỉ Hồ Tôn nên Tổ Sư Bồ Đề quyết định lấy tên gọi của loài khỉ này bỏ đi bộ thú là khuyển để đặt thành tên người).

Nhiều người trong chúng ta khi đọc đoạn này thường lý giải rằng vì Thạch Hầu tinh nghịch, bản tính như trẻ thơ nên Tổ Sư mới đặt họ là Tôn. Nhưng thực ra cái tên này ám chỉ trong quá trình tu luyện, con người ta nên xả bỏ hết thảy các quan niệm, ràng buộc của mình như hồi mới sinh thì mới có thể đắc Đạo. Tất nhiên không phải ý nói rằng trở thành ngốc nghếch mà là thực sự thiện lương như một đứa trẻ. Trong đạo Lão cũng nói rằng, muốn tu hành đạt Đạo, con người phải có được cái tâm hồn nhiên của trẻ mới đẻ (xích tử chi tâm), cũng vậy, kinh Tân ước chép lời chúa Jesus khuyên môn đệ hãy giữ tâm hồn như con trẻ thì mới vào được thiên đàng nước chúa.

[size=37]Điển tích thú vị đằng sau câu chuyện Tổ Sư Bồ Đề gõ vào đầu Ngộ Không 3 cái[/size]

Trong quá trình học đạo của Tôn Ngộ Không có kể về đoạn trích rất hay là Thạch Hầu hiểu được ngụ ý của Tổ Sư sau khi bị ngài gõ vào đầu 3 cái. Trước khi đưa ra lý giải về đoạn này, chúng tôi mạn phép kể về một câu chuyện kinh điển trong Phật giáo.

Có một hôm các đệ tử đứng dưới đàn nghe Phật tổ Như Lai thuyết Pháp, Phật tổ điềm đạm bước lên đài, trong tay ngài lại cầm một bông hoa và ngài đang thưởng ngoạn bông hoa đó. Mọi người đều cảm thấy rất kỳ lạ, duy chỉ có Ca Diếp là vẫn lặng lẽ tôn kính nhìn rồi bỗng nhiên phá lên cười. Xem kìa Phật tổ nhặt hoa, Ca Diếp cười chứng tỏ vị đệ tử này đã ngộ được ý sâu xa của Phật tổ.
Tại sao Tổ Sư chỉ truyền đạo cho Tôn Ngộ Không? Phat
Phật tổ cầm hoa lên thưởng ngoạn, chỉ có Ca Diếp hiểu được ngụ ý của ngài là gì. (Ảnh: Nichiren-etudes)